Làm thế nào để con tự giác là câu hỏi mà phụ huynh nào cũng đau đầu. Bài viết sau, sẽ bật mí bí quyết dạy trẻ chủ động hơn.
Trẻ chủ động và tự giác tự sớm thì việc học tập cũng suôn sẻ hơn. Bài viết sau, mách nhỏ ba mẹ vài tuyệt chiêu dạy trẻ chủ động cực kỳ đơn giản.
Những biểu hiện đáng lo của trẻ thụ động
- Bé không thoải mái khi giao tiếp với thầy cô, bạn bè và người lạ. Việc này sẽ tạo cản trở trong quá trình giao tiếp, trở ngại trong học tập và khiến quá trình hình thành phát triển nhân cách của trẻ có những khiếm khuyết.
- Trẻ thường lo lắng, đứng nép vào góc khuất hoặc sau lưng người lớn. Bé sẽ cố gắng thu mình lại theo kiểu hy vọng không ai nhìn thấy mình. Ảnh hưởng khả năng giao tiếp và thiếu tự tin vào bản thân mình. Do đó, việc dạy trẻ chủ động là vô cùng cần thiết.
- Khi giao tiếp, bé tránh trả lời hoặc không nhìn vào người đối diện. Ảnh hưởng kỹ năng giao tiếp và làm cho người khác thấy không thoải mái khi trò chuyện cùng bé.
- Bé cần ba mẹ nhắc cho những hoạt động vệ sinh cá nhân như: đánh răng, thay quần áo, chuẩn bị cặp sách, dọn dẹp chỗ ngủ,… Dạy trẻ chủ động từ sớm, giúp con tự giác, độc lập hơn.
Cách xử lý đơn giản cho ba mẹ
Mách nhỏ ba mẹ 4 cách xử lý, dạy con chủ động hơn, cực kỳ dễ, tương ứng 4 tình huống trên nhé
Ba mẹ tạo cuộc nói chuyện, đặt câu hỏi gợi ý
Ba mẹ tạo những cuộc thảo luận chủ đề gia đình để dạy trẻ chủ động nêu ý kiến. Ba mẹ có thể đặt những câu hỏi gợi ý để kích thích bé trả lời như:
+Tối nay con muốn đi đâu chơi? Nhà ông bà hay nhà sách?
+Có một số phim hoạt hình trình chiếu tối nay như Tom & Jerry, chuột Mickey, con thích xem phim nào?
Đăng ký cho bé tham gia các CLB
Ba mẹ hỗ trợ con trong những hoạt động thể hiện trước đám đông. Chẳng hạn, dạy con hát múa tại nhà, dạy trẻ chủ động hơn.
Ngoài ra, ba mẹ có thể đăng ký cho con tham gia những hoạt động như diễn kịch, múa hát… ở nhà văn hóa, nhà thầy cô.
Ba mẹ làm mẫu cho con
Kế tiếp, cách dạy trẻ chủ động hơn chính là ba mẹ làm mẫu cho con.
Khi giao tiếp với con, ba mẹ sẽ vừa nói vừa nhìn, hướng dẫn con từ từ những kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Thiết lập nội quy ở nhà và khen ngợi bé
Ba mẹ xây dựng những quy định ở nhà cho bé. Thỉnh thoảng, ba mẹ có thể hỏi để nhắc nhở con. Ví dụ: Con đã đánh răng trước khi đi ngủ chưa?
Ba mẹ có thể thường xuyên khen ngợi, khích lệ bé, chẳng hạn như: con gấp chăn gối gọn gàng quá…
Hy vọng từ bài viết này, ba mẹ sẽ chọn ra được những phương pháp dạy trẻ chủ động hơn. Chân thành cám ơn quý độc giả.